Tìm hiểu cách dùng câu điều kiện trong tiếng Anh
Câu điều kiện trong tiếng Anh gồm 4 loại cơ bản, và khoảng 10 dạng đặc biệt khác. Nhiều người hiện nay vẫn thường cho rằng các câu có từ “If” (nếu) là câu điều kiện, tuy nhiên trong thực tế một số trường hợp dù không có từ if nhưng cũng mang ý nghĩa giả định như câu có từ “if” cũng được gọi là câu điều kiện.
1. Câu điều kiện loại 0
✔ Cấu trúc câu
Ví dụ:
– If I suddenly have friends over for dinner, I order food from a restaurant for them.
Nếu bạn bè bất ngờ ở lại dùng bữa tối, tôi thường gọi đồ ăn từ một nhà hàng nào đó để chiêu đãi họ.
✔ Cấu trúc mẫu câu:
Một câu điều kiện luôn bao gồm hai mệnh đề: mệnh đề điều kiện (mệnh đề có if) và mệnh đề kết quả. Trong cấu trúc trên thì câu điều kiện loại 0 (zero) có động từ ở cả hai mệnh đề đều ở thì hiện tại.
✔ Cách sử dụng
Câu điều kiện loại 0 được dùng để diễn tả thực tế (facts), sự thực (general truths), các thói quen (habits) hoặc những sự kiện thường xuyên (common events)
Ví dụ:
– Thực tế (facts): If you mix blue and red, you get purple.
– Sự thực (general truths): If I ask he to come with us, he always says no.
– Thói quen (habits): If you go to bed early, You always get up very early
– Sự kiện thường xuyên…
✔ Lưu ý:
– Với loại câu điều kiện này, có thể dùng when hoặc whenever thay cho “if”.
When you put a paper on fire, it burns quickly.
He reads book whenever he has free time.
– Mệnh đề điều kiện (mệnh đề có If) và mệnh đề kết quả thì có thể đảo vị trí cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.
I laugh, if I make a silly mistake
Tôi thường tự cười bản thân nếu tôi mắc phải lỗi sai ngớ ngẩn nào đó.
2. Câu điều kiện loại 1
✔ Cấu trúc câu
IF S1 + V (hiện tại) , S2 + WILL ( CAN, MAY) + V (nguyên mẫu)
– Trong câu này, mệnh đề if dùng thì hiện tại đơn, còn mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
– Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
– Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
– Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
✔ Cách sử dụng
– Dùng để diễn tả sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
If it is sunny, I will go fishing.
Nếu trời nắng, tôi sẽ đi câu cá.
– Có thể sử dụng để đề nghị và gợi ý.
Ví dụ:
If you need a ticket, I can get you one.
Nếu bạn cần mua một vé, tôi có thể mua dùm bạn một chiếc.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng mẫu câu này để cảnh báo và đe doạ:
Ví dụ:
If she go on like this, she’ll make yourself ill.
Nếu bạn tiếp tục sống như thế này, bạn sẽ tự mình làm mất sức khoẻ đấy.
✔ Một số trường hợp ngoại lệ
– Đôi khi sử dụng thì hiện tại đơn trong cả hai mệnh đề. Cách dùng này được hiểu là sự việc này luôn luôn tự động xảy ra theo ngay sau sự việc khác.
Ví dụ:
If Tom has any money, he spends it.
Nếu Tom có đồng nào, anh ấy tiêu đồng ấy.
– Có thể sử dụng “will” trong mệnh đề IF khi chúng ta đưa ra yêu cầu nào đó.
Ví dụ:
If you’ll wait a moment, they’ll find someone to help you. (Bằng với Please wait a moment)
Nếu bạn đợi một lát, họ sẽ tìm ai đó giúp bạn.
– Có thể sử dụng thì hiện tại tiếp diễn (VD: are doing) hoặc hiện tại hoàn thành (have done) trong mệnh đề IF.
Ví dụ: If we’re expecting a lot of visitors, the museum will need a good clean.
Nếu chúng ta mong muốn nhiều du khách viếng thăm, nhà bảo tàng cần thật sạch sẽ.
3. Câu điều kiện loại 2
✔ Cấu trúc câu
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ (chia ở thì quá khứ đơn) + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/ COULD + Động từ (nguyên mẫu) + Bổ ngữ
– Trong câu điều kiện loại 2, mệnh đề IF dùng với thì quá khứ đơn, còn mệnh đề chính thì dùng động từ khiếm khuyết như: WOULD, COULD.
✔ Lưu ý:
– Ở mệnh đề IF, nếu có động từ “TO BE”; ta dùng “WERE” cho tất cả các chủ ngữ.
– WOULD là dạng quá khứ của WILL; COULD là dạng quá khứ của CAN.
✔ Cách sử dụng
Câu điều kiện loại 2 chỉ sự việc không thể hoặc khó có khả năng xảy ra ở hiện tại. Câu điều kiện chỉ là một giả thiết, được sử dụng để nói lên một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Ví dụ:
– If I were a bird, I would be very happy.
Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất hạnh phúc (thực tế: tôi không thể là chim được)
– If I had a million USD, I would buy that car.
Nếu tôi có một triệu đô, tôi sẽ mua chiếc xe hơi đó (hiện tại: tôi không có tiền)
Hoặc ví dụ sinh động nhiều bạn có thể chưa biết: bài hát “If I were a boy” của ca sĩ Beyonce là một câu điều kiện loại 2.
4. Câu điều kiện loại 3
✔ Cấu trúc câu
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở quá khứ hoàn thành + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD hoặc COULD + HAVE + PP
Có thể hiểu rằng ở câu điều kiện loại 3, mệnh đề IF dùng thì quá khứ hoàn thành, còn mệnh đề chính dùng công thức WOULD/COULD + HAVE + PP.
✔ Lưu ý:
– PP là dạng quá khứ hoàn thành của động từ, đó chính là cột thứ 3 trong bảng động từ bất quy tắc
– Đối với động từ có quy tắc, ta chỉ cần nhớ động từ nguyên mẫu thêm ED.
– Bổ ngữ có thể có hoặc không tùy theo ý nghĩa của câu.
– Chủ ngữ 1, 2 có thể trùng nhau.
– Mệnh đề IF có thể đứng trước/sau mệnh đề chính.
✔ Cách sử dụng
Cấu trúc câu điều kiện này được dùng khi ta muốn diễn tả một hành động không có thật xảy ra trong quá khứ, cả tình huống và kết quả đều không thể xảy ra được nữa.
Ví dụ:
– If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him.
Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp anh ấy rồi (thực sự: tôi đã vắng mặt).