Phương pháp kế toán quỹ phát triển khoa học công nghệ theo Thông tư 133 – TK 356

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. Kế toán HYP xin cung cấp tới các bạn bài viết:

pp-ke-toan-khoa-hoc

1. Trong năm khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)

Có TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

2. Khi chi tiêu Quỹ PTKH & CN phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331…

3. Khi sử dụng Quỹ PTKH & CN để trang trải cho hoạt động sản xuất thử sản phẩm:

– Kế toán tập hợp chi phí sản xuất thử, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 152,331.

– Khi bán sản phẩm sản xuất thử, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).

– Chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử được điều chỉnh tăng, giảm Quỹ, ghi:

+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi tăng Quỹ PTKH&CN, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 356 – Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ.

+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử nhỏ hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi ngược lại bút toán trên.

4. Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ:

– Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (nguyên giá)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331.

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ.

– Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

– Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ:

+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (GTCL)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Có TK211-TSCĐ.

+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK111, 112, 331.

– Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết)

Có TK 711- Thu nhập khác.

Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo bộ phận sử dụng TSCĐ.

Bài viết liên quan