Hướng dẫn hạn chế đóng thuế TNCN và Bảo hiểm xã hội vừa phải?

Chào các bạn, hôm nay học viện HYP toàn cầu sẽ hướng dẫn các bạn đã đang và sẽ làm trong lĩnh vực Kế toán 1 chủ đề hot đó là: làm sao để Lương đóng BHXH vừa phải, hạn chế thấp nhất việc phải đóng thuế TNCN, làm sao để chi phí lương hợp lý trong khi các chính sách, lương, bảo hiểm, thuế thay đổi liên tục.

thue-thu-nhap-ca-nhan-01

Cụ thể:

Trước đó, bộ LĐ TB XH đã đưa ra thông tu quy định về mức lương và phụ cấp đóng BHXH năm 2016.

Hướng dẫn này ứng với trường hợp của 1 thành viên trong công ty với mức lương là 20 triệu/ tháng. Bảng lương này chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người vận dụng thì tùy theo tình hình thực tế của công ty mình, tùy theo tình hình thực tế của người lao động để làm cho hợp lý.

Thu nhập của bà Nguyễn Thị Hải, Phó Giám đốc Công ty Kiểm toán với mức thu nhập như sau: Theo như trên hình với mức lương của nhân viên là 20.000.000đ/tháng với vị trí PGĐ, bao gồm các khoản sau:

  1. Lương cơ bản ( dùng đóng BH) : 5.000.000đ
  2. Tiền ăn giữa ca: 680.000đ
  3. Tiền điện thoại : 1.000.000đ
  4. Tiền xăng xe: 1.000.000đ
  5. Tiền hỗ trợ đi lại: 3.000.000đ
  6. Tiền hỗ trợ nhà ở ( do chưa có nhà) : 3.000.000đ
  7. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ ( 3 đứa ): 5.000.000đ
  8. Hỗ trợ khác: 1.320.000đ

Các lưu ý cần thiết

  1. Lương để tính là chi phí thì cần hồ sơ gì? các bạn nên đọc lại các thông tư 78/2014, 96/2015…(Xem câu hỏi số 3)
  2. Khoản hỗ trợ nào không đóng bảo hiểm thì xem thông tin tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (Xem câu hỏi số 4)
  3. Khoản phụ cấp nào không tính thuế TNCN mở thông tư 111/2013/TT-BTC, TT92/2015/TT-BTC…(Xem câu hỏi số 5)

Bài viết liên quan