Cách xây dựng thang bảng lương năm 2016 mới nhất
Theo Điều 93 của Bộ luật Lao động – Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012: DN tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng Lao động thương binh xã hội Quận, huyện theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương để đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các DN:
1. Mức lương thấp nhất (Bậc 1):
– Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng : 3.500.000đ
– Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng: 3.500.000 + (3.500.000 X 7%) = 3.745.000
– Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5% : 3.745.000 + (3.745.000 X 5%) = 3.932.250
Kể từ ngày 1/1/2016 Mức tiền lương tháng đóng BHXH là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) và phụ cấp lương.
2. Khoảng cách giữa các Bậc:
– Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
Bậc 1 là: 3.000.000. Như vậy bậc 2 phải là: = 3.000.000 + (3.000.000 x 5%) = 3.150.000
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương gồm:
- Hệ thống thang bảng lương
- Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương
- Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương
- Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh
- Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp(có Phòng lao động yêu cầu, có phòng không yêu cầu)