Khi nào được trích lập các khoản dự phòng? Và điều kiện trích lập, phương pháp trích lập như thế nào?
Hỏi: Khi nào được trích lập các khoản dự phòng? Và điều kiện trích lập, phương pháp trích lập như thế nào?
Trả lời:
Nguyên tắc của việc trích lập các khoản dự phòng là trích lập tại thời điểm cuối năm tài chính. Đối với các doanh nghiệp áp dụng kỳ kế toán năm không phải từ ngày 01/01 – 31/12 thì việc trích lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính mà doanh nghiệp đó áp dụng.
Để được trích lập các khoản dự phòng vào chi phí thì doanh nghiệp phải xác định chắc chắn được mức tổn thất mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu.
1. Đối với các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán – Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
Nợ Tk 635
Có Tk 229
2. Dự phòng tổn thất đầu tư vào các đơn vị khác.
Là khoản vốn doanh nghiệp đầu tư vào các đơn vị khác được thành lập theo quy định của Pháp luật và các khoản đầu tư khác phải trích lập nếu các tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ.
Mức trích lập = Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế – Vốn chủ sở hữu thực có của các tổ chức kinh tế *Số vốn đầu tư của mỗi bên/Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế.
Ví dụ: Công ty A là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có mức vốn điều lệ là 50 tỷ, với cơ cấu 3 cổ đông góp vốn là:
Công ty B nắm giữ 50% vốn điều lệ tương ứng 50 tỷ
Công ty C năm giữ 30% vốn điều lệ tương ứng 15 tỷ
Công ty D nắm giữ 20% vốn điều lệ tương ứng 10 tỷ
Các Công ty đã góp đủ vốn. Nhưng năm 2015 do kinh tế suy thoái, Công ty A bị lỗ 6 tỷ làm giảm vốn điều lệ xuống còn 44 tỷ. Nên cuối năm 2015, các công ty B, C, D phải trích lập khoản dự phòng đầu tư vào công ty A với mức trích lập dự phòng như sau:
Công ty B: (50-44)*25/50= 3 tỷ
Công ty C: (50-44)*15/50=1,8 tỷ
Công ty D: (50-44)*10/50=1,2 tỷ
Nợ TK 635: 6 tỷ
Có Tk 229: 6 tỷ
3. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,… nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ). Theo qui định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:
+ Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
+ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…
+ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
+ Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết … thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
+ Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Nợ Tk 642:
Có Tk 229: