Ví dụ cụ thể về trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Ví dụ: Quỹ tiền lương năm 2014 của Doanh nghiệp A (DNA) phải trả cho người lao động đã được duyệt là 10 tỷ đồng:

+ Trường hợp 1: Trong năm 2014 DNA đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động số tiền 8 tỷ đồng, như vậy đến cuối ngày 31/12/2014 còn dư lại 2 tỷ đồng so với quỹ tiền lương đã được duyệt. Trong quý I năm 2015 đơn vị tiếp tục sử dụng quỹ tiền lương năm 2014 để chi trả tiền lương tiền công của năm 2014 là 300 triệu đồng. Như vậy quỹ tiền lương thực hiện năm 2014 đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán là 8,3 tỷ đồng. Để đảm bảo việc trả lương năm sau không bị gián đoạn, DN A được trích lập quỹ dự phòng mức tối đa là: 8,3 tỷ đồng x 17% = 1,411 tỷ đồng.

Tổng số tiền lương được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2014 = 8,3 tỷ đồng + 1,411 tỷ đồng = 9,711 tỷ đồng.

+ Trường hợp 2: Tính đến cuối ngày 31/3/2015 DNA đã chi trả tiền lương, tiền công trong năm 2014 và chi bổ sung trong 3 tháng đầu năm 2015 tổng cộng là 9,5 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo việc trả lương không bị gián đoạn, DNA được trích lập quỹ dự phòng mức tối đa là: 9,5 tỷ đồng x 17% = 1,615 tỷ đồng.

Tổng số tiền lương năm 2014 nếu tính đúng 17% trên quỹ lương thực hiện bằng (=) 9,5 tỷ đồng + 1,615 tỷ đồng = 11,115 tỷ đồng.

Tuy nhiên do quỹ lương phải trả cho người lao động đã được duyệt theo quy định là 10 tỷ đồng, do vậy tổng số tiền lương được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2014 là 10 tỷ đồng.

Bài viết liên quan