Tính Khấu hao Tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng trong excel
Khấu hao Tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. Ở bài viết này Kế toán HYP xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết. Tính Khấu hao Tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng trong excel.
Với file excel này bạn có thể quản lý TSCĐ chính xác theo ngày. Đồng thời, có thể sử dụng để theo dõi riêng cho từng bộ phận hoặc làm căn cứ tính toán, so sánh khi kiểm toán TSCĐ của các đơn vị khác
1.Các bước làm cụ thể
Bước 1: Tạo bảng tính khấu hao TSCĐ trên excel
Các bạn phải tạo một file excel bao gồm các chỉ tiêu mình cần tính.
Bước 2: Thiết lập cách tính
File tính toán khấu hao cho 1 kỳ là 1 khoảng thời gian bất kỳ Từ ngày … Đến ngày … Tại đây, bạn sử dụng công thức ước tính cho ngày đầu/ngày cuối cùng của một tháng.
Cột khấu hao hết ngày, dùng công thức tính toán số ngày căn cứ theo số tháng phân bổ.
Khi thanh lý, nhượng bán hay tạm ngưng trích khấu hao, bạn nhập ngày vào cột “Ngày thanh lý”
Khấu hao được trích tính cho 1 ngày, theo nguyên tắc làm tròn nên để loại trừ sai sót khi tổng hợp khấu hao cho những thời gian khác nhau. Sai sót tối đa cho 1 năm là 365 đồng và được trừ vào kỳ khấu hao cuối cùng – chấp nhận được.
Sau đó áp dụng các công thức của excel để tính ra số ngày khấu hao trong kỳ cần tính và giá trị khấu hao kỳ đó.
2.Lưu ý
Nếu TSCĐ được trích khấu hao lại, bạn làm như sau:
Điều chỉnh nguyên giá TSCĐ chia làm 2 ghi trên 2 dòng: 1 dòng ghi Nguyên giá đúng bằng giá trị đã khấu hao, thời gian sử dụng đúng bằng thời gian đã trích. Như vậy giá trị còn lại bằng 0.
Nhập thêm 1 dòng nguyên giá bằng giá trị còn lại, ngày bắt đầu sử dụng là ngày trích khấu hao lại, thời gian khấu hao là thời gian còn lại.
Khi nhập dữ liệu vào file TSCĐ hoặc phải điều chỉnh theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, bạn phải điều chỉnh Nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên sổ đúng bằng giá trị tương đương trên file theo dõi TSCĐ. Cách điều chỉnh áp dụng như những sai sót kế toán bình thường.
3.Cách tính
Bạn có thể tham khảo cách tính như ví dụ ở bảng trên như sau:
Chọn kỳ tính khấu hao, theo công thức:
Từ ngày: =date(năm khấu hao, tháng khấu hao,1)
Đến ngày: =date(năm khấu hao, tháng khấu hao +1,0)
Ngày dự tính khấu hao hết dựa trên số tháng dự tính khấu hao như cột (2)
=DATE(YEAR(E13),MONTH(E13)+H13,DAY(E13))
(Trong đó, E13: Ngày tính phân bổ, H13: Số tháng dự tính trích KH)
Trị giá KH 1 ngày = NG TSCĐ/Số ngày trích khấu hao
Tại cột (6) trong bảng tính
=ROUNDUP(I13/(F13-E13),0)
(Trong đó, I13: là Nguyên giá TSCĐ)
Khi thanh lý, nhượng bán hay tạm ngưng trích khấu kao, bạn nhập bào cột “Ngày Thanh lý” tức cột (3) trong bảng.
Giá trị KH đã trích trước, nếu TSCĐ đã thanh lý trước ngày tính khấu hao của kỳ cần tình thì giá trị khấu hao của TSCĐ đó kỳ này là bằng ). Từ đó, dựa vào ngày thanh lý, thời gian tính khấu hao trong kỳ để tính được giá trị KH đã trích trước tại cột (7) như sau:
=MIN(I13,ROUNDUP(J13*MAX(0,IF(G13>0,MIN(G13,$G$8),$G$8-E13)),0))
(Trong đó, J13: Giá trị KH 1 ngày, G13: Ngày thanh lý, G8: Ngày đầu của kỳ tính KH)
Cần tính ra số ngày KH kỳ này cần dựa vào ngày bắt đầu tính hấu hao, ngày hết khấu hao, thời gian khấu hao kỳ này tại cột (8)
=MAX(0,IF($G$8>G13,MIN($I$8,F13)-MAX($G$8,E13)+1),IF(G13<$G$8,MIN($I$8,G13,F13)-MAX($G$8,E13)+1))
(Trong đó, F13: Ngày hết khấu hao, I8: Ngày cuối cùng tính KH kỳ này)
Giá trị khấu hao kỳ này, sẽ dàng dàng tính được tại cột (9):
=MIN(I13-K13,J13*L13)
(Trong đó, K13: Giá trị KH đã trích trước, L13: Số ngày KH kỳ này)
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị KH đã trích trước – Giá trị KH kỳ này – GTCL của tài sản thanh lý (nếu có)
Sau khi lập công thức cho dòng đầu tiên, bạn dùng chuột hoặc tổ hợp phím Ctrl+Shift+Mũi tên xuống để tính cho các dòng tiếp theo.