Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng?

Hỏi: Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng?

Trả lời:

Trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Theo Mục I Phụ lục 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định về cách xác định mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng như sau:

  • Mức trích khấu hao trung bình hàng năm:

cach-tinh-khau-hao-trung-binh-hang-nam

  • Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá trên hóa đơn là 200 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 10 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 5 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 5 triệu đồng.

  1. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định dự kiến là 10 năm, tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 01/01/2013
  2. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 50 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 01/01/2018.

Xác định mức trích khấu hao qua các năm như sau:

  1. Trường hợp a:
  • Nguyên giá tài sản cố định = 200 triệu – 10 triệu + 5 triệu + 5 triệu = 200 triệu đồng
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 200 triệu : 10 năm =20 triệu đồng/năm.
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 20 triệu đồng: 12 tháng = 1.670.000 triệu đồng/ tháng

Hàng năm, doanh nghiệp trích 20 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

            – Nợ TK 642: 20.000.000

                        Có TK 214: 20.000.000

  1.  Trường hợp b:
  • Nguyên giá tài sản cố định = 200 triệu đồng + 50 triệu đồng = 250 triệu đồng
  • Số khấu hao lũy kế đã trích = 20 triệu đồng (x) 5 năm = 100 triệu đồng
  • Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 250 triệu đồng – 100 triệu đồng = 150 triệu đồng
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 150 triệu đồng : 6 năm = 25 triệu đồng/ năm
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 25.000.000 đồng : 12 tháng =2.083.333 đồng/ tháng
  • Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 2.083.333 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

Bài viết liên quan