Cách hạch toán tài sản cố định?
Hỏi:Cách hạch toán tài sản cố định?
Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư 45/2013 của BTC thì tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi:
- Việc sử dụng tài sản này phải đảm bảo chắc chắn là sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Có thời gian sử dụng (dự kiến) từ 1 năm trở lên.
- Nguyên giá (NG) TSCĐ phải ít nhất là bằng hoặc trên 30.000.000 đồng.
Những TS đủ điều kiện trên sẽ được hạch toán vào TK 211: TSCĐ hữu hình. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Một số bút toán về tài sản cố định
Trường hợp nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (theo giá thỏa thuận)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Trường hợp TSCĐ được mua sắm:
Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112,…
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
Góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định (cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)
- Khi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
Nợ TK 222: Theo giá trị do các bên liên doanh đánh giá
Nợ TK 214: Số khấu hao đã trích
Nợ Tk 811: Số chênh lệch do đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 711: Thu nhập khác
- Định kỳ, kế toán phân bổ doanh thu chưa thực hiện
Nợ TK 3387:
Có TK 711:
Trường hợp thanh lý tài sản cố định. Khi có quyết định thanh lý tài sản cố định thì chúng ta ghi nhận giảm tài sản và tăng doanh thu thanh lý.
- Giảm tài sản cố định\
Nợ TK 214: Số khấu hao đã trính
Nợ TK 811: Số giá trị còn lại
Có TK 211: Tài sản ghi giảm
- Doanh thu thanh lý
Nợ TK 111, 112, 131: Phần tiền nhận được
Có TK 711: Số tiền thu được từ thanh lý
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Chúc các bạn thành công.